[REVIEW ĐỦ]
Tuổi teen, hay bị gọi là ‘nửa bé nửa lớn’, thường bị gán với những lời châm chọc hoặc thậm chí là chụp mũ là ‘ngông cuồng, thiếu suy nghĩ, hội họp, bạn bè…”. Rất nhiều phụ huynh nghĩ đến con cái tuổi này thì lắc đầu, thở dài ngán ngẩm. Những đứa trẻ, chỉ mới năm trước còn bám dính, loanh quanh, bô bô kể hết chuyện abc trên giời dưới bể, thì nay trở nên cáu bẳn, ăn mặc kỳ cục, đóng cửa trong phòng, đàn đúm bạn bè, thiếu tổ chức…
Đương nhiên không phải thanh niên nào trong độ tuổi 11-19 (theo định nghĩa khoa học) này đều xoay ngoắt 360 độ như thế, đều hành động bất chấp, tâm lý bất ổn… Nhưng có phải chúng ta đã quên mất rằng tuổi thanh niên là tiền đề cho những năm tháng trưởng thành sau đó, là 1 thập niên quan trong hình thành tính cách, và cần sự hỗ trợ lớn từ gia đình, và môi trường xung quanh, không kém gì cách chúng ta nâng niu một em bé mới sinh?
GS. Sarah Jayne Blakemore, giáo sư nghiên cứu khoa học não bộ tại ĐH UCL đã thành công tổng hợp và chuyển tải thông điệp của những nghiên cứu về thay đổi tâm lý và cấu trúc não bộ trong độ tuổi này tới độc giả - điều mà rất hiếm khi tìm được trên giá sách về giáo dục hay tâm lý trẻ.
“Inventing ourselves” (tạm dịch là: “Sáng tạo cá thể”) là 1 cuốn sách tuyệt vời, nhẹ nhàng giải thích (hoặc bác bỏ) những đánh giá xã hội thường thấy về tuổi thanh niên. Những vụ tai nạn mà người cầm lái là thanh niên thường bị gán với việc thanh niên lái xe ẩu, thường phóng nhanh, vượt đèn đỏ… nhưng dựa trên nghiên cứu, thanh niên hay người trưởng thành cũng take risk ở mức độ như nhau. Điểm khác là nếu thanh niên lái xe có chở Theo những người bạn đồng lứa khác, khả năng take risk sẽ cao hơn nhiều. Hay đối với thanh niên thì những câu chuyện chính trị chiến tranh hay giải thưởng Nobel chẳng quan trọng bằng việc sáng nay ăn mặc có đẹp ko, buổi biểu diễn ở trường có được vỗ tay nhiều hay không.
Theo GS. Blakemore, chúng ta không chỉ nhìn nhận thanh niên như 1 cá thể với bộ não đang phát triển quá nhanh, dẫn tới không kiểm soát được suy nghĩ, hành động hay ham muốn (mặc dù cũng trên thực tế, khoa học cũng chứng minh như vậy). Chúng ta nên nhìn họ như những con người đi tìm ‘cái tôi’ (self) trong xã hội và vì thế ảnh hưởng từ bạn bè (peers) và môi trường xung quanh, cái nhìn và khoảng cách xã hội với họ quan trọng hơn nhiều với người trưởng thành.
Với cuốn sách này, phụ huynh hay chính những thanh niên cũng sẽ cảm thấy hiểu hơn và chấp nhận những hành động mang tính ‘bản chất thanh niên’ do cấu tạo não bộ gây ra, cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng và vị trí của những tác nhân xung quanh, giúp đỡ hỗ trợ được cho bản thân hoặc con cái qua thời kỳ “mong manh” (fragile) này.
1 chuyến đi tàu buổi sáng từ London tới Oxford đã giúp tôi có thời gian đọc hết 4 chương đầu của cuốn sách này, giúp 1 người mẹ như tôi thấy đỡ hoang mang hơn khi chỉ vài năm nữa, con gái sẽ đến cái tuổi mà bố mẹ nào cũng cảm thấy khó có thể đối diện bình tĩnh và nhẹ nhàng.
“Inventing ourselves” xứng đáng đoạt giải của Royal Society Insight Investment Science Book Prize dành cho sách khoa học được chuyển tải tới công chúng hay nhất năm 2018.
Về giải thưởng của Hiệp hội KHoa học Hoàng gia Anh tại ĐÂY
Mua Sách tại ĐÂY
댓글